Lịch sử Ngọc_trản_ngân_đài

Đây là một bài quyền với những kỹ thuật tiêu biểu cho võ thuật cổ truyền dân tộc và là bài chính thống, đặc trưng của đất võ Bình Định. Không ai biết bài quyền Ngọc Trản có từ bao giờ và xuất xứ ở đâu, nhưng theo lưu truyền trong dân gian, bài quyền này nguyên khởi từ võ phái An Vinh của võ sư Hương Mục Ngạc. Trong quá trình tìm tư liệu để nghiên cứu về nguồn gốc và đặc trưng võ cổ truyền Bình Định, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bài thiệu quyền Ngọc trản trong gia phả họ Trương ở từ đường dòng tộc họ Trương thôn Phú Thiện, xã Mỹ Hòa[1], huyện Phù Mỹ. Những nhà nghiên cứu được tiếp cận và xem một tư liệu võ cổ truyền quý hiếm. Theo gia phả của của dòng tộc họ Trương, ông tổ của dòng tộc này là 1 trong những vị tiền hiền của thôn Phú Thiện và dưới thời các chúa Nguyễn từng làm tới chức Câu đương. Đến thời Thiệu Trị thứ 6 (1846), dòng tộc Trương lại có 1 vị tên là Trương Đức Lân, đỗ cử nhân và làm quan đến chức Tri phủ.

Tài liệu võ cổ truyền Bình Định ở từ đường tộc họ Trương là 1 tập sách nhỏ (khổ 12 cm x 12 cm), làm bằng chất liệu giấy dó. Tập tài liệu võ cổ truyền này có 26 trang (không kể bìa, mất một số trang ở sau). Trong đó có tất cả 15 bài thảo viết bằng chữ Hán và 1 bài diễn ca viết bằng chữ Nôm. Nội dung của cuốn sách võ gồm đủ cả lời thiệu của các môn quyền, thương, côn, đao, kiếm… Đây là 1 tư liệu võ cổ truyền Bình Định cực kỳ quý hiếm. Bởi vì, nói về võ cổ truyền Bình Định, lâu nay đa phần các bài võ chủ yếu đều được các võ sư, võ sĩ phổ biến theo lối "truyền khẩu", chứ ít có tài liệu bài bản nào. Nhà nghiên cứu Lộc Xuyên Đặng Quý Địch gọi tư liệu võ cổ truyền này là "Võ Kinh" và cho rằng đây là một tư liệu võ cực kỳ quý giá. Hiện tại, nhà nghiên cứu Đặng Quý Địch đã cơ bản hoàn thành việc phiên dịch tài liệu "Võ Kinh". Vì khuôn khổ bài viết có hạn, chúng tôi chỉ xin sơ lược giới thiệu những nội dung chính về tài liệu võ cổ truyền nói trên.

NGỌC TRẢN QUYỀN: (Bài võ có tên "Ngọc Trản"). Bài thiệu có 27 câu, 135 chữ, mở đầu là câu: "Ngọc Trản ngân đài/ Tả, hữu tấn khai thập